Với
1 mớ hỗn độn, vài trăm url thì chúng ta chọn những url nào để SEO. Đa
phần anh em khi bắt tay vào làm, thường toàn chơi luôn key của Danh mục
chính kiểu: Điện thoại iphone, Bình nóng lạnh, Phim online, Giầy nhập khẩu,...Nhưng
từ khóa ngắn sẽ có nhiều bất lợi: khó SEO, nhiều đối thủ, khách vào tầm
tầm nhưng khách mua hàng thực chả mấy - Thực sự, không khoái lắm.
Tôi thì có 1 cách định hướng hơi khác một chút, tùy vào web bạn như thế nào. Tạm phâm ra 3 loại như sau:
Loại 1: web mới làm, domain chưa có tuổi, lẹt đẹt vài từ khóa lên top:
Với loại web bán hàng này, các bạn cứ từ khóa phụ + url con mà SEO (Danh mục phụ). Từ khóa dài 1 chút cũng chấp nhận (như đoạn Phân tích từ khóa trên tôi đã nói rõ). Lợi đôi đường: khi từ khóa lên top là bạn có khách hàng thực sự, mua hàng luôn.. vừa có doanh thu, vừa câu được view vào web. (Nhớ kiểm tra key với Google Trends và Google Adword trước khi SEO)
Đi từ Key phụ -> Key chính. Khi vài key phụ trong 1 Danh mục chính
đã đứng top vững. Bắt đầu chiến Key chính, từ khóa chính. Chả mấy tý mà
lên chót vót... Càng nhiều Key chính lên top cơ hội của các Key phụ còn
lại lên top càng nhanh.
Loại 2: Web đã có vài từ khóa ngon lêp top, SEO thêm các từ khóa ngon khác cùng lên
Ấy cái loại này lại cần đi ngược lại với Loại 1
ở trên. Tức là cắm cổ SEO vài Key chính đơn giản trước, sau đó đến Key
chính khó -> rồi đến Key chính cực khó. Sau đó mới đến Key phụ + url
phụ.
Những web dạng này thì khi Key
chính đã lên Top vững, các Key phụ sẽ tự kéo nhau lên. Nhưng Key phụ lên
nhiều hay ít còn tùy thuộc vào việc bạn Tối ưu hóa website thân thiện
Google, Bing,.. đến đâu, lượng view hàng ngày,... v..v..
Nhiều bạn thắc mắc, Key phụ bán được hàng thì đi SEO Key chính làm gì ?? sao không đi luôn như Loại 1, SEO key phụ luôn ???
Làm
theo cách 2 này vì bạn đang có lợi thế, web bạn có thể gọi là hơi mạnh,
SEO gì cũng sẽ nhanh hơn. Vả lại, chỉ chăm SEO vài Key chính khó, khi
được Top thì đại đa số Key phụ sẽ tự kéo nhau lên, nhàn hơn.
Nếu
chỉ đi SEO nguyên key phụ, cũng OK nhưng sẽ chậm hơn vì quá nhiều Key
phụ cần lên Top. Một cách chậm, một cách nhanh - Tôi tin là bạn sẽ chọn
cách nhanh mà đi rồi.
Loại 3: Web chưa có Top trên google, vừa mới update xong sản phẩm, chờ index hết web.
Với
loại này thì tốt nhất đừng SEO gì, để 1 thời gian ổn định đã hãy bắt
tay làm. Đừng vội...Có tiền thì chạy tý Adword, quảng cáo Banner vài
nơi, spam mấy forum bán hàng trực tiếp.. để câu View đã rồi SEO.
4. Trong web bán hàng, có cần thiết Meta Description cho Catalog (Danh mục chính) ??
Với quan điểm của mình, có lẽ không quá quan trọng việc nhập Meta Description cho từng Danh mục chính, vì cơ chế của Google là sẽ luôn tự đi tìm xem bên trong URL bạn có những cái gì, nhấn cái gì.
Cùng nhau phân tích 1 url với 2 từ khóa khác nhau sau nhé:
Các bạn hãy để ý phần Meta Description của URL mẫu này, nó không có Mô tả, nhưng lại lên top với rất nhiều từ khóa khác nhau. Đó là cơ chế tự tìm nội dung trong url của Google. Nếu các bạn xem kỹ các site bán hàng lớn như của Mediamart, Nguyễn Kim,... gần như họ bỏ qua thẻ Mô tả Catalog này.
Có thể đưa ra kết luận nhỏ: Nếu có nhiều thời gian các bạn hãy điền thẻ meta Mô tả cho Danh mục sản phẩm - là 1 câu có nghĩa chứ đừng nhồi nhét từ khóa, nếu không có Mô tả thì cũng không sao - không quan trọng. Mình thì mình sẽ không điền, cho google sẽ tự mò mẫn mà đưa ra Mô tả tối ưu nhất.
Lưu ý: Khi không để Meta Mô tả cho Danh mục, các bạn sẽ mất công SEO hơn một chút, nhưng hiệu quả thì thật không ngờ đấy. (Cần SEO offpage tốt - mính sẽ hướng dẫn ở phần sau của bài viết)
5. Tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm
Hiện nay việc SEO hình ảnh khá được nhiều SEOer quan tâm, tuy lượng tìm kiếm bằng hình ảnh không nhiều, nhưng nó là cầu nối giữa bạn và Google, thể hiện web bạn có tối ưu không.
Ngoài thẻ Alt tag cho web, thì nguyên tắc để tên ảnh cũng rất quan trọng. Thường thì mình sẽ để như thế này
Tên ảnh: Từ-khóa-seo-mã-sản-phẩm
VD: dien-thoai-nokia-1102-3ND
Với quan điểm của mình, có lẽ không quá quan trọng việc nhập Meta Description cho từng Danh mục chính, vì cơ chế của Google là sẽ luôn tự đi tìm xem bên trong URL bạn có những cái gì, nhấn cái gì.
Cùng nhau phân tích 1 url với 2 từ khóa khác nhau sau nhé:
Các bạn hãy để ý phần Meta Description của URL mẫu này, nó không có Mô tả, nhưng lại lên top với rất nhiều từ khóa khác nhau. Đó là cơ chế tự tìm nội dung trong url của Google. Nếu các bạn xem kỹ các site bán hàng lớn như của Mediamart, Nguyễn Kim,... gần như họ bỏ qua thẻ Mô tả Catalog này.
Có thể đưa ra kết luận nhỏ: Nếu có nhiều thời gian các bạn hãy điền thẻ meta Mô tả cho Danh mục sản phẩm - là 1 câu có nghĩa chứ đừng nhồi nhét từ khóa, nếu không có Mô tả thì cũng không sao - không quan trọng. Mình thì mình sẽ không điền, cho google sẽ tự mò mẫn mà đưa ra Mô tả tối ưu nhất.
Lưu ý: Khi không để Meta Mô tả cho Danh mục, các bạn sẽ mất công SEO hơn một chút, nhưng hiệu quả thì thật không ngờ đấy. (Cần SEO offpage tốt - mính sẽ hướng dẫn ở phần sau của bài viết)
5. Tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm
Hiện nay việc SEO hình ảnh khá được nhiều SEOer quan tâm, tuy lượng tìm kiếm bằng hình ảnh không nhiều, nhưng nó là cầu nối giữa bạn và Google, thể hiện web bạn có tối ưu không.
Ngoài thẻ Alt tag cho web, thì nguyên tắc để tên ảnh cũng rất quan trọng. Thường thì mình sẽ để như thế này
Tên ảnh: Từ-khóa-seo-mã-sản-phẩm
VD: dien-thoai-nokia-1102-3ND
Với Google, Bing, Yahoo,...việc chọn lọc hình ảnh để đưa lên theo 1 nguyên tắc nhất định: Hình ảnh mới, không trùng với những gì đã index trước đó.
Tức là, dù cũng là 1 ảnh sản phẩm như nhiều site khác, nhưng các bạn nên vẽ thêm gì đó vào ảnh của mình, đảm bảo mình là người đưa ảnh đó lên đầu tiên. VD như thêm logo nhà sản xuất, hay 1 text gì đó. Nói chung, không giống thằng nào trước đó, bạn sẽ có thể lên top với hình ảnh sản phẩm của mình.
Lưu ý: Hình ảnh càng sạch càng tốt, nên để nền trắng tinh, định dạng ảnh nên để JPEG (vì hiển thị đủ màu sắc), còn các định dạng ảnh khác như GIF, PNG... có thể dung lượng sẽ nhẹ hơn chút, nhưng các SES sẽ không thích điều này vì độ phân giải kém JPEG.
6. Cách để tên sản phẩm (Tittle) như thế nào là tối ưu ??
Trong thời gian khoảng 2 năm đi SEO web bán hàng, mình thấy rất nhiều web có cách để Tittle Sản phẩm rất hay: Có web để cụ thể, có web ẩn đi chỉ để mã SP , có web để ẩn nhưng url vẫn có tên sản phẩm,.. nhiều kiểu lắm. Với mình thì rút ra được một số quy tắc cụ thể, cũng có chút tác dụng.
Quy tắc đặt tên sản phẩm cho web bán hàng:
Nhìn VD trên chắc các bạn cũng đã hiểu, việc Tittle đầy đủ của 1 sản phẩm nên có những yếu tố riêng và từ khóa đang SEO. Chắc chắn sẽ tăng tỷ lệ hiển thị trên SES rất nhiều. Hơn nữa, tittle là thẻ mà SES xem rất kỹ để hiển thị url trên kết quả, nó cũng tự "đánh bóng" cho Danh mục chính, vì bên trong URL chính, xuất hiện rất nhiều từ khóa đang SEO.
Hơn nữa, khi khách hàng Search tên 1 SP cụ thể (gồm cả mã SP), chắc chắn web bạn sẽ được hiển thị có lợi thế hơn nhiều web khác.
Lưu ý: Đừng thêm những từ ngữ đẩy mạnh tính quan trọng của SP vào Tittle, chả để làm gì. Nếu có thì hãy đưa vào trong bài viết Nội dung, Thông số của SP đó.
Nhất là các bạn mới quản trị web bán hàng, thường hay có các từ ngữ như: Giá rẻ, cao cấp... kiểu để tittle rất kêu: "Máy lọc nước Kangaroo giá siêu rẻ 32G-YG", "Máy lọc nước Kangaroo 32G-YG cao cấp, tốt nhất VN",... bla bla...Đừng thêm những từ vô nghĩa thế vào Tittle.
7. Liên kết nội site như thế nào là tối ưu ??
Với 1 web bán hàng, lợi thế của các bạn là có rất rất nhiều url trong 1 site, ít cũng vài nghìn, nhiều thì vài chục nghìn. Vậy sao chúng ta không tạo ra chính Backlink nội trên web mình ?? Rất có tác dụng đó nhé.
Để ý các site lớn như Vật giá, Mediamart, ... cuối site họ đều có rất rất nhiều Liên kết nội site, 1 URL đó có toàn bộ Backlink nội trên site chính - quá tuyệt vời.
Theo quan điểm của mình, chỉ những url Danh mục chính, hoặc url Chính phụ thì mới đưa vào Liên kết nội site. Đặc biệt, Danh mục mới, đưa thành Liên kết nội site càng sớm càng tốt.
Lưu ý:
- Liên kết nội này là Liên kết toàn site, không phải lẻ tẻ trên từng bài viết, từng SP nhé.
- Nên để Liên kết dạng hình ảnh, có Tittle là từ khóa SEO thì hay hơn là để dạng Anchor text như Vatgia, vì ngày nay Google cũng có vẻ ít xem trọng các Textlink đặt cuối site. Và cũng đừng để nhiều ảnh quá, tránh làm ảnh hưởng đến tốc độ tải website.
Hết phần tối ưu onpage cho site./. (tạm thời là thế :) )
............................................................
Khá dài, nhưng tầm đó mới nói đủ câu chữ được =))
Phần sau: Cách SEO Offpage cho web bán hàng. coming soon.............(^.^)
AZ Backlink